Phân biệt Nhãn hiệu – Tên thương mại – Chỉ dẫn địa lý

Hùng Phúc VP Luật sư 87 lượt xem Doanh nghiệp, Theo dòng thời sự pháp lý, Tư vấn doanh nghiệp

Nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý là những đối tượng sở hữu công nghiệp hay bị nhầm lẫn, nên LUẬT HÙNG PHÚC xin gửi đến quý khách hàng một số phân biệt cơ bản giữa Nhãn hiệu – Tên thương mại – Chỉ dẫn địa lý.

Tiêu chí Nhãn hiệu Tên thương mại Chỉ dẫn địa lý
Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Chức năng Phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Chỉ dẫn địa lý để chỉ ra những nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác lập – Đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu thông thường.

– Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng (xác lập quyền sở hữu trên cơ sở sử dụng).

Không cần đăng ký, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng. Đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý.
Dấu hiệu – Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh.

– Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Chỉ là dấu hiệu từ ngữ (tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa), không bảo hộ màu sắc, hình ảnh. Gồm 2 thành phần: mô tả (mô tả tóm tắt loại hình kinh doanh) và phân biệt (phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác). Có thể là những từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp cả hai. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Điều kiện bảo hộ – Dấu hiệu nhìn thấy được bằng mắt.

– Có khả năng phân biệt.

Có khả năng phân biệt, cụ thể như sau:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cũng lĩnh vực và khu vực kinh doanh hoặc nhãn hiệu của người khác được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù.

Phạm vi bảo hộ Bảo hộ trên phạm vi toàn lãnh thổ. Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Bảo hộ trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Thời hạn bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần. Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt bảo hộ khi không còn sử dụng trên thực tế. Vô thời hạn kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận.
Chủ sở hữu Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng. Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

 

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Chuyển giao quyền Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển quyền sử dụng. Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. – Không được chuyển nhượng.

– Không được chuyển giao quyền sử dụng.

Nghĩa vụ sử dụng Chủ sở hữu có nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu liên tục. Nếu nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ (05) năm năm trở lên thì quyền sử dụng nhãn hiệu đó bị chấm dứt. Luật không quy định nghĩa vụ sử dụng đối với tên thương mại. Luật không quy định nghĩa vụ sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.