Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

Luật Hùng Phúc 62 lượt xem Doanh nghiệp

Luật Hùng Phúc xin được chia sẻ cách phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại qua bài viết dưới đây.

1. Pháp nhân thương mại là gì?

Khái niệm pháp nhân thương mại là gì được quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, đây là pháp nhân có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Sau khi đạt được lợi nhuận thì sẽ được chia cho các thành viên.

Trong đó, pháp nhân là tổ chức được thành lập theo quy định có cơ quan điều hành và cơ quan khác, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân đó. Đồng thời, một tổ chức nếu có đủ các điều kiện trên và được nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập thì sẽ được coi là pháp nhân (căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Như vậy, có thể thấy, đặc điểm nổi bật nhất của pháp nhân thương mại là phải có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Loại hình này bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.

Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

2. Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

Một trong hai loại hình pháp nhân là pháp nhân thương mại. Loại hình còn lại chính là pháp nhân phi thương mại. Đây là loại pháp nhân không đặt ra mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Và cho dù có lợi nhuận thì cũng không phân chia cho các thành viên mà có thể được sử dụn để duy trì bộ máy hoạt động hoặc sử dụng vào các mục đích khác.

Có thể liệt kê một số loại pháp nhân phi thương mại như cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi chính phủ khác.

VD: Quỹ từ thiện A được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố thiên tai cho các đối tượng gặp khó khăn do sự cố thiên tai xảy ra. Mục đích của quỹ từ thiện A là không nhằm vì mục tiêu lợi nhuận.

Do đây là hai loại hình khác nhau nên chúng ta có thể liệt kê một số đặc điểm nhằm phân biệt hai loại hình này như sau:

TIÊU CHÍ PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHÁP NHÂN PHI THƯƠNG MẠI
Căn cứ Điều 75 Bộ luật Dân sự Điều 76 Bộ luật Dân sự
Định nghĩa là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên
Bản chất Vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận Không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Mục đích Phân chia lợi nhuận cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn, thoả thuận… Không phân chia cho các thành viên
Loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác
Luật áp dụng ộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan Bộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.