Phân chia di sản thừa kế như thế nào khi không có di chúc?

Hà Xuyên 4 lượt xem Tư vấn pháp luật

Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của một người cho người khác sau khi người đó chết. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người mất mà không để lại di chúc. Vậy di sản của họ được phân chia như thế nào? Ai có quyền thừa kế những di sản đó? Luật Hùng Phúc sẽ làm rõ nội dung này qua bài viết dưới đây.

Phân Chia Di Sản Thừa Kế Như Thế Nào Khi Không Có Di Chúc?
Phân Chia Di Sản Thừa Kế Như Thế Nào Khi Không Có Di Chúc?

1. Di sản của người chết không có di chúc thì chia thế nào?

Theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật gồm:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Di chúc không hợp pháp;

…”

Như vậy, trường hợp người chết không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định Điều 660 Bộ luật dân sự 2015.

2. Ai có quyền thừa kế di sản không có di chúc?

Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân, những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại: chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại: Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại: Để có thể được hưởng thừa kế thì quan hệ nhận nuôi con nuôi phải hợp pháp theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Khi chia thừa kế theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3. Thừa kế thế vị

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp người thừa kế không còn sống vào thời điểm mở thừa kế (chết trước hoặc chết cùng với người để lại di sản).

Trường hợp ngoại lệ: con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015.

4. Hồ sơ cần chuẩn bị để nhận thừa kế tài sản không có di chúc

Dựa theo Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng văn bản khai nhận di sản và dẫn chiếu đến Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn, hồ sơ cần chuẩn bị để nhận thừa kế di sản không có di chúc gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng ghi rõ họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng.

– Dự thảo hợp đồng để nhận thừa kế tài sản không có di chúc.

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng.

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản còn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.