Quyền thừa kế là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng, phố biến trong đời sống hằng ngày, đặc biệt khi nhắc đến hàng thừa kế thứ nhất như con nuôi, con đẻ. Không ít người thắc mắc rằng liệu con nuôi không đăng ký có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi như con đẻ không? Mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hùng Phúc để biết thêm thông tin chi tiết.
1. Con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ?
Căn cứ theo Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, quy định:
– Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ theo các quy định trên, con nuôi cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do đó, khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại.

2. Điều kiện công nhận con nuôi hợp pháp
Tuy nhiên để con nuôi được pháp luật công nhận và được chia thừa kế như con đẻ theo quy định của pháp luật. Để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật như sau:
2.1. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
Theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010, như sau:
– Người được nhận nuôi con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
- Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
– Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
2.2. Đối với nuôi con nuôi trong nước
Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 về điều kiện đối với người nhận con nuôi, như sau:
– Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
– Những người sau đây không được nhận con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Lưu ý: Cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần đáp ứng điều kiện “hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên” và “có điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi”.
2.3. Đối với nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước.
– Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Như vậy, đối với nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, bên cạnh việc người nhận nuôi phải đáp ứng về điều kiện theo pháp luật Việt Nam, người này phải đáp ứng về điều kiện theo pháp luật của nước mà người được nhận con nuôi thường trú.
Vậy muốn được công nhận quan hệ cha mẹ và con nuôi thì phải hoàn tất thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký việc nhận nuôi con nuôi thì phải đáp ứng những điều kiện về người nhận nuôi và người được nhận nuôi.
LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ
Tranh chấp thừa kế thường là các tranh chấp có tính phức tạp cao vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở, là những tài sản có giá trị lớn, thiết yếu; việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về thừa kế, về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về đất đai, về nhà ở…. Do đó, việc thuê Luật sư tư vấn phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp liên quan đến thừa kế là một trong số những biện pháp tốt nhất để giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra.
Với đội ngũ luật sư chuyên môn cao, am hiểu và có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, giải quyết tranh chấp thừa kế, đặc biệt là các tranh chấp thừa kế liên quan đến đất đai, Luật Hùng Phúc cung cấp dịch vụ Luật Sư Tư Vấn Phân Chia Di Sản Thừa Kế, Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ:
– Tư vấn phân chia di sản, soạn thảo di chúc hợp pháp;
– Tư vấn từ chối nhận di sản thừa kế, khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
– Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật);
– Tư vấn về thừa kế thế vị, các quyền thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc;
– Tư vấn pháp luật về trông giữ di sản, thừa kế có điều kiện, đất hương hỏa và di sản dùng cho thờ cúng;
– Tư vấn giải quyết các trường hợp phức tạp như có nhiều di chúc, di chúc chỉ chia một phần tài sản hoặc di chúc bị hư hỏng,…
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc