QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐÓNG BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN

Hùng Phúc VP Luật sư 109 lượt xem BHXH, Theo dòng thời sự pháp lý

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đóng bảo hiểm cho người lao động vì đó là một trong những quy định bắt buộc của Luật Bảo hiểm xã hội. Trong khuân khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc quy định về mức đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN được cập nhật mới nhất:

QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐÓNG BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN

I, Mức tiền lương thấp nhất để tham gia BHXH bắt buộc năm 2020:

Theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức lương tối thiểu được quy định theo vùng  từ ngày 1/1/2020 như sau:

– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

–  Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

  Mức lương trên được áp dụng theo nguyên tắc:

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

– Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

+ Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ  theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

+ Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

+ Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

+ Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

+ Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

+ Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

+ Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

+ Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

II, Mức tiền lương cao nhất để tham gia BHXH bắt buộc năm 2020:

Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở của cán bộ, công chức thì mức lương tối thiểu chung hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng, từ ngày 1/7/2020 mức lương tối thiểu chung sẽ tăng lên là 1.600.000 đồng/tháng theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Căn cứ khoản 2 và 3  Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc thì mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở, nghĩa là không quá 20 × 1.490.000 = 29.800.000 đồng. Từ ngày 1/7/2020 trở đi sẽ là 20 × 1.600.000 = 32.000.000 đồng.

III, Tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm từ 1/1/2020:

Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH thì tỉ lệ trích đóng BHXH được quy định như sau:

Đối tượng đóng Tỷ lệ trích đóng các loại BHXH bắt buộc
BHXH BHYT BHTN Tổng cộng
Doanh nghiệp 17,5 % 3 % 1 % 21,5 %
Người lao động 8 % 1,5 % 1 % 10,5 %
TỔNG 32 %

Xem thêm:

 

Luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.