Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là gì? Khi nào sử dụng bản đồ 1/500?

Lượt xem: 33763

Bản đồ 1/500 là loại hình bản đồ xuất hiện trong các dự án quy hoạch, tuy nhiên ý nghĩa thực sự của loại bản đồ này thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là một số nội dung pháp lý liên quan đến bản đồ 1/500 mà người dân cần nắm.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là gì? Khi nào sử dụng bản đồ 1/500?
Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là gì? Khi nào sử dụng bản đồ 1/500?

1. Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 là gì?

Căn cứ Khoản 2, Điều 30, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 thì: “Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500”.

Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.

– Quy hoạch 1/500 phải gắn liền với một dự án cụ thể.

– Quy hoạch 1/500 là cơ sở để được cấp giấy phép xây dựng (sau này cho dự án) và lập dự án đầu tư xây dựng.

Tỷ lệ bản đồ 1/500 là tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ so với độ dài của chính đoạn thẳng đó trên thực địa.

Ký hiệu: 1/500 hoặc 1:500

Do đó, bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.

2. Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch 1/500

Quy hoạch tỷ lệ 1/500 cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. Loại bản đồ quy hoạch này giúp người dân dễ dàng nhìn rõ chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất dự án. Về hạ tầng kỹ thuật, bản đồ sẽ thể hiện chi tiết đến từng ranh giới lô đất.

Mặt khác, quy hoạch chi tiết 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dụng công trình và thực hiện xây dựng.

3. Dự án nào cần lập quy hoạch 1/500?

  • Đối với công trình xây dựng tập trung

Công trình xây dựng tập trung bao gồm các khu chức năng trong và ngoài đô thị như: Khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, khu cụm công nghiệp, khu du lịch thương mại, giáo dục đào tạo, y tế…

Trước khi lập dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt.

Trường hợp dự án có quy mô nhỏ hơn 5ha thì không bắt buộc phải lập quy hoạch chi tiết 1/500. Nhưng phải đảm bảo bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã được phê duyệt.

Đối với các dự án trên 5ha (trên 2ha đối với nhà chung cư) phải tiến hành lập quy hoạch chi tiết 1/500 trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt.

  • Đối với các công trình đơn lẻ

Các công trình đơn lẻ không cần lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng phải đảm bảo bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã được phê duyệt. Đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.

Ngược lại, đối với những dự án công trình có quy mô trên 5ha hoặc nhà ở chung cư có diện tích trên 2ha, bạn cần tiến hành lập quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt.

4. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500

Theo Điều 31 Nghị định 37/2010 NĐ-CP, các cơ quan sau đây có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500:

– Bộ xây dựng: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của thủ tướng chính phủ.

– UBND cấp tỉnh: phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.

– UBND cấp huyện: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện, các đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn.

Lưu ý: quy định về thẩm quyền phê duyệt nêu trên mang tính chất chung trong quản lý hành chính nhà nước, có một số UBND cấp tỉnh ủy quyền lại việc có ý kiến hay phê duyệt hoặc cơ quan chuyên môn, ví như: ủy quyền cho sở quy hoạch kiến trúc.

Trong tất cả mọi trường hợp phê duyệt đồ án quy hoạch chi thiết 1/500 thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện thì nhất thiết phải có ý kiến thống nhất của sở quy hoạch kiến trúc hay của UBND cấp tỉnh trước khi UBND cấp huyện phê duyệt.

Do đó, khi các dự án được xây dựng theo quyết định này sẽ đảm bảo được tính pháp lý, tính minh bạch cao.

5. Trình tự lập quy hoạch chi tiết 1/500

Thực tế muốn quy hoạch phải thực hiện theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Quốc hội cho từng vùng cụ thể. Quốc hội phê duyệt sẽ triển khai xuống từng quận, huyện. Các bước như sau:

  • Thứ nhất: Quốc hội quy hoạch định hướng phát triển kinh tế cho các vùng.
  • Tiếp theo thủ tướng trình quốc hội phê duyệt.
  • Sau khi dự án quy hoạch được phê duyệt thì UBND tỉnh có nhiệm vụ lập bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5000 rồi trình chính phủ duyệt.
  • Quốc hội duyệt quy hoạch chi tiết 1/5000 xong tới huyện/quận làm nhiệm vụ quy hoạch phân khu. Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/2000.
  • Tỉnh duyệt quy hoạch 1/2000 sẽ tới đơn vị chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 rồi gửi quận/huyện duyệt.

Như vậy, nếu muốn có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt dự án quy hoạch, thì cần làm là tuân thủ trình tự lập quy hoạch chi tiết 1/500, quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, và các giấy tờ pháp lý có liên quan khác. Sau khi hoàn tất các hồ sơ giấy tờ, thì việc công bố quy hoạch dự án chi tiết 1/500 chỉ là vấn đề thời gian.

Trên đây là toàn bộ nội dung pháp lý liên quan đến quy hoạch chi tiết 1/500. Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục hành chính đất đai vui lòng liên hệ Phòng Pháp Luật Đất Đai: 0931 70 4444 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm