Sau bao lâu người lao động được rút BHXH một lần?

Luật Hùng Phúc 79 lượt xem BHXH, Lao động

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đã tham gia BHXH được 14 năm, hiện tại tôi đã nghỉ việc và không tham gia BHXH được 9 tháng. Tôi muốn làm đơn xin rút BHXH một lần có được không? Thủ tục rút BHXH một lần gồm các bước nào?

Sau bao lâu người lao động được rút BHXH một lần?
Sau bao lâu người lao động được rút BHXH một lần?

Luật sư tư vấn:  

1. Có được rút BHXH một lần hay không?

Khoản 1 Điều 8, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

“a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

  1. b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
  2. c) Ra nước ngoài để định cư;
  3. d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế”

Trường hợp của bạn thuộc điểm b khoản 1 điều này. Do đó, nếu sau 1 năm nghỉ việc và không có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXH bạn có thể làm đơn xin rút BHXH một lần. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên rút BHXH một lần, rút BHXH một lần sẽ khiến bạn mất đi nhiều chế độ như: chế độ tử tuất, BHYT, lương hưu khi về già,…

2. Thủ tục rút BHXH một lần?

Theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ hưởng BHXH một lần bao gồm các giấy tờ sau:

+ Sổ BHXH

+ Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần (mẫu 14-HSB)

+ CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu

Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Đối với NLĐ mắc bệnh nguy hiểm tính như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế: Trích sao hồ sơ bệnh án.

 Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH

– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

+ Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương được tính như sau: (Tổng số tháng đóng BHXH x Mức đóng bảo hiểm x Mức điều chỉnh hằng năm)/ tổng số tháng đóng BHXH.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật doanh nghiệp, pháp luật người lao động vui lòng liên hệ Hotline: 0982 466 166 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.