THẨM QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Hùng Phúc VP Luật sư 139 lượt xem Kỷ luật LĐ, trách nhiệm vật chất, Lao động

THẨM QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Kỷ luật lao động là một trong những hình thức thường sử dụng trong công ty để xử lý các trường hợp vi phạm nội quy lao động công ty. Để xử lý kỷ luật lao động đúng quy định pháp luật cần đáp ứng các điều kiện: trình tự xử lý kỷ luật, người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. Bài viết sau sẽ làm rõ hơn về vấn đề này:

  1. Những hình thức xử lý kỷ luật lao động

Luật lao động quy định những hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

– Khiển trách: bằng miệng hoặc bằng văn bản khi người lao động vi phạm lần đầu ở mức nhẹ.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng / cách chức: người lao động đã bị xử lý khiển trách mà tái phạm

– Sa thải: đây là hình thức xử lý kỷ luật lao động nặng nhất, chỉ áp dụng trong trường hợp:

+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật

+ Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

  1. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Bước 1: Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

Bước 2: Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

Trường hợp một trong các thành phần tham dự không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật theo luật định.

Bước 3: tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

  1. Thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động (Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP).

Do đó người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: giám đốc, tổng giám đốc

– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân

– Người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/ người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết hợp đồng lao động

Căn cứ pháp lý:

– Luật lao động năm 2012.

– Nghị định 148/2018/NĐ-CP

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.