Thủ tục đăng ký kết hôn sau khi đã bỏ hộ khẩu

Lượt xem: 481

Từ 01/01/2023, sổ hộ khẩu đã bị bỏ, không còn giá trị sử dụng. Vậy sau khi sổ hộ khẩu bị bỏ thì thủ tục đăng ký kết hôn phải thực hiện như thế nào? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đăng ký kết hôn khi không có sổ hộ khẩu có được không?

Từ ngày 01/01/2023, dù sổ hộ khẩu hết giá trị sử dụng, người dân vẫn có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn khi bỏ sổ hộ khẩu vì khi đi đăng ký kết hôn không cần xuất trình cũng như không cần nộp sổ hộ khẩu bởi các lẽ sau đây:

* Xuất trình giấy tờ

Việc xuất trình giấy tờ tuỳ thân khi đăng ký hộ tịch được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Theo đó, giấy tờ cần xuất trình trong trường hợp đăng ký kết hôn là bản chính của một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và có thông tin cá nhân, còn hạn để chứng minh về nhân thân.

Đặc biệt, khoản 2 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi về việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính đã bãi bỏ quy định:

Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú

Như vậy, từ 01/01/2023 – Nghị định 104 có hiệu lực, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, nam nữ không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để chứng minh nơi cư trú của mình.

Đồng thời, khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch, khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, nam nữ chỉ cần nộp tờ khai đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… cùng với xuất trình các loại giấy tờ nêu trên.

=>  Pháp luật không quy định phải nộp cũng như xuất trình sổ hộ khẩu khi đăng ký kết kết hôn. Do đó, không nhất thiết phải có sổ hộ khẩu mới được đăng ký kết hôn. Đồng nghĩa, nam nữ hoàn toàn được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn khi bỏ sổ hộ khẩu.

Thủ tục đăng ký kết hôn sau khi đã bỏ hộ khẩu
Thủ tục đăng ký kết hôn sau khi đã bỏ hộ khẩu

2. Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn khi không có sổ hộ khẩu

2.1. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị

Kết hôn trong nước Kết hôn có yếu tố nước ngoài
– Tờ khai đăng ký kết hôn.

 

– Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có dán ảnh và có thông tin nhân thân khác của nam, nữ.

 

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

 

– Quyết định/bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Toà án (nếu có).

(Khoản 1 Điều 18 Luật hộ tịch 2014)

– Tờ khai đăng ký kết hôn.

 

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy tờ khác phải xác nhận với nội dung: Người nước ngoài hiện nay không có vợ hoặc không có chồng hoặc đủ điều kiện kết hôn.

 

– Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác thay thế.

 

– Giấy xác nhận không mắc tâm thần/bệnh khác, có đủ nhận thức, làm chủ hành vi của mình (có thể do cơ quan y tế của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp).

(Khoản 1 Điều 38 Luật hộ tịch 2014)

 

3. Đăng ký kết hôn ở đâu?

– Uỷ ban nhân dân cấp xã: Đăng ký kết hôn giữa hai công dân Việt Nam, thực hiện thủ tục tại Việt Nam (khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014).

– Uỷ ban nhân dân cấp huyện: Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài sống ở Việt Nam… (căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi. Mọi vướng mắc liên quan đến luật hôn nhân & gia đình vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm