THỦ TỤC LY HÔN VỚI NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ ?

Hùng Phúc VP Luật sư 70 lượt xem Hôn nhân gia đình, Thủ tục kết hôn, ly hôn

Ly hôn trên thực tế là một việc không ai mong muốn, tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến một người đi đến quyết định ly hôn. Trong khuôn khổ bài viết này, luật sư xin chia sẻ đến quý bạn đọc về “Thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự”.

THỦ TỤC LY HÔN VỚI NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ ?

Ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự phải thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, nếu người vợ/chồng là người mất năng lực hành vi dân sự chưa được Tòa án tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự thì cần tiến hành làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người vợ/chồng mất năng lực hành vi dân sự theo thủ tục sau:

Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.” 

Và khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

“1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

Nội dung đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

– Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Sau khi thụ lý hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành họp, nếu đủ căn cứ để tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, Tòa án ra tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, theo quy định khi vợ/chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì người chồng/vợ sẽ là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên trong trường hợp này, Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho người vợ/chồng bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49 và 50 của Bộ luật dân sự 2015.

Thứ ba, sau khi tiến hành hai bước nêu trên, thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự sẽ tiến hành theo thủ tục chung. Tuy nhiên, thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không phải tiến hành hòa giải như thủ tục ly hôn thông thường.

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.