Thủ tục và mức án phí khi khởi kiện chia thừa kế nhà đất

Luật Hùng Phúc 134 lượt xem Dân sự, Đất đai

Khởi kiện chia thừa kế, trong đó có khởi kiện chia thừa kế nhà đất thường xảy ra giữa những người có mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng,… Tranh chấp về thừa kế nhà đất trên thực tế khá phức tạp, rắc rối. Với đội ngũ luật sư, các chuyên gia, cố vấn pháp lý , giàu kinh nghiệm chuyên môn dịch vụ, Luật Hùng Phúc luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục khởi kiện, đưa ra biện pháp giải quyết nhanh nhất, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục và mức án phí khởi kiện chia thừa kế nhà đất, Luật Hùng Phúc xin chia sẻ với quý khách hàng qua bài viết dưới đây.

Thu Tuc Va Muc An Phi Khi Khoi Kien Chia Thua Ke Nha Dat

1. Thủ tục khởi kiện chia thừa kế đất đai

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

– Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện và các giấy tờ liên quan đến vụ án như: Giấy chứng tử của người để lại di sản, bản kê khai các di sản, di chúc (nếu có), giấy tờ về nhà đất, giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế,…

(Nếu không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì người kiện phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền khởi kiện của mình).

Bước 2: Nộp và thụ lý

* Hình thức nộp đơn

Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Tòa.

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

* Tiếp nhận và thụ lý

Thẩm phán dự tính tiền tạm ứng án phí phải nộp, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự (xem trong giấy báo nếu có), sau khi nộp xong thì nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Sau khi nhận được biên lai, Thẩm phán thụ lý vụ án và ghi vào sổ thụ lý.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, vụ án phức tạp được gia hạn một lần không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Nếu vụ án không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Sau khi xét xử có thể xảy ra một số trường hợp như: Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Nếu không có kháng cáo, kháng nghị hoặc giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì bản án sẽ có hiệu lực. Ngay cả khi bản án có hiệu lực thì không phải trường hợp nào người thua kiện cũng tự nguyện chấp hành mà phải yêu cầu thi hành án (nộp phí thi hành án và đề nghị cơ quan thi hành án dân sự thi hành bản án).

2. Cách tính tiền tạm ứng án phí và án phí

Nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí thì người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí; nếu không nộp tạm ứng án phí thì Tòa sẽ không thụ lý đơn. Mặt khác, sau khi xét xử thì người thua kiện là người nộp án phí (được quy định rõ trong bản án).

Tạm ứng án phí và án phí được quy định rõ tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Theo đó, tạm ứng án phí và án phí vụ án chia thừa kế nhà đất được tính theo giá trị tài sản có tranh chấp.

Xem chi tiết tại: Bảng tra tạm ứng án phí và án phí vụ án dân sự Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

Trên đây là một số quy định về khởi kiện chia thừa kế nhà đất như thời hiệu, thủ tục khởi kiện, án phí và tạm ứng án phí.


Nếu Quý khách hàng có thắc mắc gì hoặc cần Luật sư hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.