Theo pháp luật về lao động thì một cá nhân có quyền giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau, miễn là đảm bảo thực hiện được đầy đủ các nội dung đã giao kết. Vậy thì đối với doanh nghiệp, khi chi trả thu nhập thì tính thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) cho đối tượng này như thế nào?
Tùy thuộc vào thời hạn của Hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa Doanh nghiệp và người lao động mà việc thực hiện tính thuế TNCN cho người lao động là không giống nhau. Cụ thể tại bảng dưới đây:
HĐLĐ ≥ 03 tháng |
HĐLĐ < 03 tháng |
Không ký HĐLĐ |
|||
Tổng Thu nhập ≥ 2triệu | Tổng Thu nhập < 2triệu | Tổng Thu nhập ≥ 2triệu | Tổng Thu nhập < 2triệu | ||
Phương pháp tính Thuế TNCN |
Không khấu trừ
Biểu thuế lũy tiến từng phần Khấu trừ 10% |
Không khấu trừ
Biểu thuế lũy tiến từng phần Khấu trừ 10% |
Không khấu trừ
Biểu thuế lũy tiến từng phần Khấu trừ 10% |
Không khấu trừ
Biểu thuế lũy tiến từng phần Khấu trừ 10% |
Không khấu trừ
Biểu thuế lũy tiến từng phần Khấu trừ 10% |
Trường hợp 01: Cá nhân ký HĐLĐ ≥ 03 tháng với công ty thứ hai.
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
…
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
…”
Theo đó, khi cá nhân cư trú ký HĐLĐ có thời hạn từ 03 tháng trở lên với doanh nghiệp, thì trước khi trả lương cho người lao động, doanh nghiệp phải thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập người lao động trước khi trả thu nhập.
Doanh nghiệp trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
Trong trường hợp người lao động nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì doanh nghiệp vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần.
Ví dụ 1:
Vào tháng 08/2018, Doanh nghiệp A ký HĐLĐ xác định thời hạn 01 năm với anh B. Vào thời điểm này, anh B đang giao kết HĐLĐ với công ty C, HĐLĐ đang giao kết là hợp đồng xác định thời hạn 01 năm (ký vào tháng 07/2018). Như vậy, khi anh B đang làm việc ở nơi khác (tức công ty C) thì giữa Doanh nghiệp A và anh B vẫn có thể ký kết HĐLĐ miễn là hai bên đảm bảo thực hiện được đầy đủ các nội dung đã cam kết. Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Giao kết hợp đồng lao động với người lao động có làm việc ở nơi khác. Theo đó, căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì khi doanh nghiệp A ký HĐLĐ với anh B HĐLĐ có thời hạn trên 03 tháng thì doanh nghiệp A trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. |
Trường hợp 02: Cá nhân ký HĐLĐ < 03 tháng hoặc không ký HĐLĐ với công ty thứ hai
Đối với HĐLĐ dưới 03 tháng có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/ lần trở lên: Thì doanh nghiệp phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Trường hợp khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Đối với HĐLĐ dưới 03 tháng có tổng mức thu nhập dưới 2 triệu đồng hoặc không ký HĐLĐ: Thì doanh nghiệp không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Ví dụ 2:
Anh B đang làm việc và có ký HĐLĐ với Doanh nghiệp 1, tại Doanh nghiệp 1 anh A đóng thuế thu nhập cá nhân đúng theo quy định của pháp luật. Sau đó, anh B có nhận việc làm thêm với doanh nghiệp 2 và anh B không ký HĐLĐ với doanh nghiệp này. Tháng 9/2018 doanh nghiệp 2 trả cho anh tiền lương là 2.000.000 đồng, thì doanh nghiệp sẽ tiến hành khấu trừ 10 % của 2.000.000 đồng đó tức là anh B chỉ thực nhận 1.800.000 đồng (hay nói cách khác anh B đã đóng thuế 200.000 đồng) Trong trường hợp anh B muốn thực hiện quyến toán thuế thì anh B chuẩn bị hồ sơ khai quyết toán thuế theo quy định và gửi đến Chi cục Thuế nơi anh B cứ trú. Vì anh B làm việc tại nhiều nơi trong năm như vậy nên sẽ không đủ điều kiện để ủy quyền cho doanh nghiệp 2 quyết toán thuế thay cho mình ( quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC). Theo đó, anh B sẽ tự thực hiện thủ tục quyết toán thuế. Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2018; Để có thể quyết toán, anh B sẽ yêu cầu các nơi đẫ trả thu nhập cho mình (bao gồm cả doanh nghiệp 1 và doanh nghiệp 2) cung cấp cho anh B các chứng từ khấu trừ thuế. Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân Đối với doanh nghiệp 1 và doanh nghiệp 2 thì thực hiện cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân có yêu cầu khi đáp ứng đủ điều kiện. Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Doanh nghiệp cần làm gì để cấp Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân có yêu cầu? |
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc