TỘI CƯỚP TÀI SẢN QUY ĐỊNH TRONG BLHS 2015

Hùng Phúc VP Luật sư 90 lượt xem Hình sự, Tài liệu tham khảo, Theo dòng thời sự pháp lý

Hiện nay, tội phạm hình sự ngày càng gia tăng, trong đó không thể không kể đến Tội cướp tài sản. Để giúp mọi người hiểu hơn về trách nhiệm hình sự của loại tội phạm này. Văn phòng Luật sư Hùng Phúc gửi đến Qúy vị bài viết “Tội cướp tài sản quy định trong BLHS 2015

Ảnh Minh Họa

1. Thế nào là cướp tài sản.

Cướp tài sản được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý

2. Tội cướp tài sản quy định trong BLHS.

Tội cướp tài sản quy định Điều 168 BLHS như sau:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người khác bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt từ từ 03 năm đến 10 năm.

Trong đó:

Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh (có hoặc không có công cụ phương tiện phạm tội) tác động vào người khác để họ không dám chống cự lại việc chiếm đoạt tài sản.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc được hiểu là hành vi (lời nói hoặc bằng cử chỉ hoặc bằng cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt tài sản.

Hành vi khác làm cho người tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi có khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt như hành vi sử dụng thuốc gây mê, thuốc ngủ…

2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Có tổ chức: Trường hợp thực hiện việc cướp tài sản dưới hình thức đồng phạm mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;

Có tính chất chuyên nghiệp: Trường hợp người phạm tội đã liên tiếp thực hiện việc cướp tài sản và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%: Trường hợp này người phạm tội cướp tài sản đã cố ý hoặc vô ý gây tổn hại sức khỏe cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác: Đây là trường hợp phạm tội cướp tài sản mà chủ thể đã sử dụng vũ khí như dao, kiếm, mã tấu…hoặc phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm;

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng: Trường hợp này người phạm tội chiếm đoạt tài sản đã chiếm đoạt tài sản của người khác, mà tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ:  Trường hợp người phạm tội cướp tài sản thực hiện hành vi với các đối tượng đặc biệt, tính đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội;

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Là trường hợp phạm tội cướp tài sản đã góp phần gây ra tâm lý lo lắng trong cộng đồng dân cư về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tái phạm nguy hiểm: Trường hợp cướp tài sản thỏa mãn các điều kiện sau: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

3. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng: trường hợp này người phạm tội chiếm đoạt tài sản mà giá trị của tài sản từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: Trường hợp này người phạm tội thực hiện hành vi cố ý hoặc vô ý gây tổn hại sức khỏe cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể như trên;

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh: trường hợp này người phạm tội cướp tài sản đã lợi dụng tình trạng thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, lũ lụt, sạt lở đất..hay các bệnh truyền nhiễm..để thực hiện hành vi phạm tội.

4. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ 18 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên: trường hợp này người phạm tội cướp tài sản, trong đó giá trị tài sản bị cướp từ 500.000.000 đồng trở lên.

Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% trở lên: Trường hợp này người phạm tội thực hiện hành vi cố ý hoặc vô ý gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người từ 31% trở lên.

Làm chết người: trường hợp này chủ thể thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả chết người và lỗi của họ đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Nếu người phạm tội cố ý gây hậu quả chết người thì hành vi phạm tội không thuộc trường hợp này mà cấu thành tội khác (tội giết người và cướp tài sản);

Lợi dụng hoàn cảnh chiếm tranh, tình trạng khẩn cấp: trường hợp này người phạm tội đã lợi dụng tình trạng đất nước đang trong tình trạng đặc biệt của đất nước để phạm tội.

5. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt từ 01 năm đến 05 năm tù: Trường hợp này thì chủ thể chưa thực hiện hành vi vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người khác bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhưng đã có hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện hành vi này như chuẩn bị công cụ, phương tiện, kế hoạch tham gia cướp tài sản.

6. Hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng): Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.