Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Tai nạn lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và quyền lợi của người lao động, đây là vấn đề lớn có sự quan tâm đặc biệt của người sử dụng lao động và người lao động. Vậy trong những trường hợp nào thì được coi là tai nạn lao động, bài viết này chúng tôi giới thiệu tới quý bạn đọc có thêm kiến thức về vấn đề này.
Theo quy định tại Khoản 1, 2, Điều 12, Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
– Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
– Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Không phải bất cứ trường hợp nào khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng cũng đều được coi là tai nạn lao động, trong một số trường hợp người lao động gian dối nhằm trục lợi từ trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc có mục đích khác. Do đó, quy định pháp luật đã quy định về những điều kiện để đáp ứng được coi là tai nạn lao động như sau:
– Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc hay xảy ra trong thời gian người lao động đang làm việc, thì sẽ được công nhận là tai nạn lao động. Trong một số trường hợp khác như khi người lao động đang thực hiện các hoạt động thao tác liên quan đến sửa chữa, thực hiện hoạt động vận hành máy móc ở trong các khung giờ không phải giờ làm việc như đang tan ca trưa, tan ca tối.
– Tai nạn xảy ra không tại nơi làm việc nhưng người lao động được người sử dụng lao động yêu cầu thực hiện bằng văn bản, giấy tờ ủy quyền.
– Tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng xảy ra nhưng không nằm trong khung giờ làm việc của người lao động, tuy nhiên công việc đó do người sử dụng lao động giao cho người lao động để thực hiện hoặc công việc đó đang được thực hiện dở dang từ trong khung giờ làm việc đến khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng thì đã quá giờ làm việc.
– Tai nạn lao động trong trường hợp là tai nạn giao thông nhưng xảy ra trên tuyến đường từ nhà đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về đến nhà, tuy nhiên cần phải đáp ứng yêu cầu là tai nạn đó xảy ra trong quá trình hợp lý, tức là tai nạn đó ngoài việc xảy ra trên tuyến đường hợp lý còn phải đáp ứng trong khoảng thời gian hợp lệ thì mới được công nhận là tai nạn lao động và được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 45, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
– Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân sau:
+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề trường hợp nào được coi là tai nạn lao động và điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động. Nếu trong quá trình giải quyết nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ lại với chúng tôi qua Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Lao động năm 2012;
– Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
– Nghị định số 45/2013/NĐ-CP.
Xem thêm:
- Fanpage: Văn phòng Luật sư Hùng Phúc
luathungphuc.vn
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc