Trường hợp nào hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế?

Luật Hùng Phúc 355 lượt xem Doanh nghiệp

Trường hợp nào hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế, thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào?

Trường hợp nào hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế?

Hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế (hay chính xác là chấm dứt hiệu lực mã số thuế) trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế năm 2019:

– Chấm dứt hoạt động kinh doanh;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Từ ngày 01/7/2023, mã số thuế của hộ kinh doanh cũng chính là mã số hộ kinh doanh được tạo tự động từ Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế. Mã số này được in trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cùng với mã số đăng ký hộ kinh doanh (khoản 1 Điều 5b Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT được bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BTC).

Đối chiếu với khoản 1 Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp:

– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;

– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục nhưng không thông báo với Phòng Tài chính – Kế hoạch nơi đăng ký và Cơ quan thuế;

– Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;

– Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;

– Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo yêu cầu đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo/có yêu cầu bằng văn bản;

– Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Như vậy, hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế trong 02 trường hợp: Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Trường hợp nào hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế?
Trường hợp nào hộ kinh doanh bị đóng mã số thuế?

Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh mới nhất

Để đóng mã số thuế, hộ kinh doanh cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu 24/ĐK-TCT Thông tư 105/2020/TT-BTC

– Bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Người nộp thuế truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn để khai tờ khai và gửi kèm các hồ sơ theo quy định dưới dạng điện tử (nếu có), ký điện tử và gửi cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn.

Người nộp thuế nộp hồ sơ (hồ sơ đăng ký thuế đồng thời với hồ sơ đăng ký kinh doanh theo cơ chế 1 cửa liên thông) đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gửi thông tin hồ sơ đã tiếp nhận của người nộp thuế sang cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Bước 3:Cơ quan thuế tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

– Đối với hồ sơ đăng ký thuế bằng giấy:

  • Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế:

Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ, viết phiếu hẹn ngày trả kết quả, thời hạn xử lý hồ sơ đã tiếp nhận.

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính: Công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế.

Sau đó kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, nếu hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT Phụ lục II Nghị định 126/2020/NĐ-CP trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

– Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử:

Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.

  • Giao dịch điện tử trong đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế:

Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc người nộp thuế đã nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN chậm nhất 15’ từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế.

Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định và trả kết quả giải quyết qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ.

Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định và phải trả kết quả: Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ theo thời hạn quy định.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục theo quy định, cơ quan thuế gửi thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ, gửi đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ.

  • Trường hợp đăng ký đồng thời với đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông:

Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan đăng ký kinh doanh truyền sang.

Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế và trả kết quả giải quyết qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.

Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã; hoặc đến địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế có tài khoản giao dịch điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.