VĨNH PHÚC HỖ TRỢ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

Hùng Phúc VP Luật sư 74 lượt xem Sở hữu trí tuệ, Tin tức

Doanh nghiệp Việt nâng cao nhận thức về bảo vệ tài sản trí tuệ

Nội dung và mức chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ nâng cao năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ:

Nội dung hỗ trợ: Xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức Khoa học và Công nghệ; nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN.

Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ theo các mức cụ thể như sau:

100% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên;

70% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

50% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Nội dung và mức chi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ:

Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ trong nước đối với các sản phẩm, dịch vụ ưu tiên, các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm nông nghiệp chủ lực Quốc gia có trên địa bàn tỉnh, sản phẩm chủ lực của địa phương, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới; mức chi cụ thể như sau: Đối với đơn đăng ký sáng chế được cấp quyền bảo hộ 30 triệu đồng/đơn; đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được cấp quyền bảo hộ 15 triệu đồng/đơn; đối với đơn đăng ký giống cây trồng mới được cấp quyền bảo hộ: 30 triệu đồng/đơn.

Về hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ ở nước ngoài đối với các sản phẩm, dịch vụ, các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm đặc trưng chủ lực của địa phương, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới, mức chi cụ thể như sau: Đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước nước ngoài (tra cứu khả năng bảo hộ, giao dịch và dịch sang ngôn ngữ bản địa, thuê đại diện về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc gia đăng ký, lập hồ sơ bảo hộ, theo dõi đơn đăng ký bảo hộ tại quốc gia đăng ký, báo cáo giải trình các vấn đề có liên quan theo yêu cầu của cơ quan sở hữu trí tuệ tại quốc gia đăng ký): 60 triệu đồng/đơn.

Hỗ trợ 50% kinh phí triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN.

Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/1 đơn vị tham gia. Trong đó, hỗ trợ các khoản chi phí thuê mặt bằng (điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ); chi phí vận chuyển và thiết kế, dàn dựng gian hàng; chi phí hoạt động chung của Ban tổ chức (trang trí tổng thể, lễ khai mạc, bế mạc, in ấn tài liệu và các chi phí khác liên quan).

Nội dung và mức chi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ:

– Hỗ trợ kinh phí cho nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ của tỉnh Vĩnh Phúc ở trong và ngoài nước; khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; thương mại hóa tài sản trí tuệ. Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN;

Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ theo các mức như sau:

100% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên; 70% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; 50% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp và các tổ chức khác.

– Hỗ trợ 50% kinh phí định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ (tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu của các doanh nghiệp)

Các nội dung khác thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 chưa được quy định tại Nghị quyết này, thì được thực hiện theo Thông tư số 14/2019/TT-BTC và các quy định hiện hành khác.

Kinh phí thực hiện được trích từ nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách cấp tỉnh được cân đối trong dự toán ngân sách năm 2020.

(Theo http://sokhdt.vinhphuc.gov.vn/)

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.