VỐN ĐIỀU LỆ VÀ VỐN PHÁP ĐỊNH GIỐNG VÀ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Hùng Phúc VP Luật sư 75 lượt xem Doanh nghiệp, Theo dòng thời sự pháp lý

Chúng ta thường nghe tới vốn điều lệ và vốn pháp định khi quyết định thành lập công ty. Vậy vốn điều lệ và vốn pháp định có gì giống và khác nhau? Bài viết sau sẽ làm rõ hai khái niệm này:

1. Vốn điều lệ

Theo khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ là:

– Tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh;

– Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Nói một cách dễ hiểu, vốn điều lệ chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ cũng chính là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với đối tác, khách hàng.

2. Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với một số ngành nghề.

Vốn pháp định xác định theo từng ngành, nghề, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định như:

– Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng

– Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng

– Kinh doanh dịch vụ kiểm toán: 6 tỷ đồng

– Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng …

Đây là mức vốn thấp nhất để doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động, phát triển do đặc thù của những ngành nghề kinh doanh này. Doanh nghiệp chỉ được phép thành lập khi có vốn góp tối thiểu bằng với vốn góp do nhà nước quy định.

3. Điểm giống và khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

– Giống nhau:

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty. 

– Khác nhau:

Vốn điều lệ Vốn pháp định

Cơ sở xác định

Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định mà pháp luật đã quy định.

Mức vốn

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.

Tuy nhiên, cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xống, tuy nhiên sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch.

Nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty, nhưng dễ tạo niềm tin đối với khách hàng.

Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Fanpage: Văn phòng Luật sư Hùng Phúc

Luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.