4 vấn đề cần lưu ý để hiểu về cách chia thừa kế theo pháp luật

Lượt xem: 1454

Trước tiên, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế khi đáp ứng các điều kiện và tuân theo trình tự quy định của pháp luật.

1.  Trường hợp tài sản của một người qua đời sẽ được chia theo quy định của pháp luật:

+ Qua đời nhưng không để lại di chúc

+ Di chúc để lại không hợp pháp

+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

+ Những người được nhận thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận phần di sản

+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc hoặc nằm trong phần di chúc không có hiệu lực pháp luật

2 . Thứ tự các hàng thừa kế theo pháp luật

Ảnh minh họa – Văn phòng luật sư Hùng Phúc

– những người trong cùng một hàng thừa kế thì sẽ được nhận phần thừa kế như nhau khi tiến hành chia di sản của người mất. Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi hàng thừa kế trước đó không còn ai, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ví dụ 1: A và B kết hôn với nhau, có hai người con C và D (chưa thành niên). Năm 2017 A qua đời không để lại di chúc. Tài sản của A là 3 tỷ đồng (tài sản riêng) ngoài ra A còn bố mẹ ruột là M và N. C có có là H. Vậy số tài sản của A sẽ được chia thế nào?

Đây là trường hợp người chết không để lại di chúc do đó tài sản A để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Toàn bộ mọi người ở đây đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất do đó phần tài sản của mỗi người nhận được là bằng nhau.

Khi đó tài sản của mỗi người nhận được là: B=C=D=M=N=3:5=0.6(tỷ đồng)

>>> Đây là một suất thừa kế theo pháp luật.

Giả sử A qua đời khi bố, mẹ, vợ đều mất và các con của A cũng từ chối nhận phần di sản của A thì khi đó tài sản của A sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ 2 là ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị ruột…và có bao nhiêu người ở hàng thừa kế thứ thì chia đều cho bấy nhiêu người. Và nếu tất cả người thừa kế ở hàng thứ hai không có quyền hoặc không ai nhận thì sẽ đến hàng thừa kế thứ 3.

3. Trường hợp thừa kế thế vị

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Với Ví dụ 1 nếu C chết trước hoặc cùng thời điểm A thì con của C sẽ được nhận phần tài sản tương ứng với C sẽ được nhận nếu còn sống.

4. Quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Điều 644, BLDS 2015 thì những người sau đây sẽ được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Nghĩa là nội dung di chúc không có phần tài sản chia cho họ thì di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất họ vẫn được mặc định nhận 2/3 của một phần thừa kế theo pháp luật (trừ trường hợp người đó từ chối nhận di hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản) gồm:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Ví dụ: A và B là vợ chồng có khối tài sản chung là 600 triệu. Ngoài ra B còn có tài sản riêng 180 triệu. A và B có 3 người con là X(22 tuổi, có khả năng lao động) , Y(17 tuổi), Z(15 tuổi). B chết lập di chúc để lại cho M 100 triệu và N 200 triệu . Chia thừa kế của B

GIẢI: Những người thừa kế theo pháp luật của bà B gồm có A, X, Y, Z (4 người). Trong đó A (chồng) và Y, Z (con chưa thành niên) là những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Di sản của bà B là: (600 triệu : 2) + 180 triệu = 480 triệu.

Một suất thừa kế theo pháp luật là: A = X = Y = Z = 480 triệu : 4 = 120 triệu.

Theo Điều 669 BLDS thì A, Y, Z sẽ được hưởng phần di sản là:

A = Y = Z = 120 triệu x 2/3 = 80 triệu.

Phần di sản còn lại là: 480 triệu – (80 triệu x 3) = 240 triệu sẽ được chia theo di chúc cho M và N.

Theo dữ kiện bài tập thì tỷ lệ di sản mà M và N được hưởng là 1/2 (M = 1, N= 2).

Vậy N được hưởng: 240 triệu x 2/3 = 160 triệu.

M được hưởng: 240 triệu – 160 triệu = 80 triệu.

Kết quả cuối cùng:

A = Y = Z = M = 80 triệu.

N = 160 triệu

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm