BẤT CẬP VỀ QUYỀN TÁC GIẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Lượt xem: 1291

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam ra đời lần đầu tiên vào năm 2005, muộn hơn rất nhiều so với các nước phát triển trên thế giới. Kể từ khi ra đời đến này, Luật Sở hữu trí tuệ đã đóng góp tích cực vào việc bảo hộ tài sản trí tuệ của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên, văn bản pháp luật này hiện còn tồn tại nhiều bất cập cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn trong đó về quyền tác giả có một số bất cập nhất định. Sau khi tham khảo bài viết của Th.s Nguyễn Trọng Luận (Khoa Luật dân sự – Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) luật sư xin chỉ ra một số bất cập sau xoay quanh khái niệm “tác phẩm”.

BẤT CẬP VỀ QUYỀN TÁC GIẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Tác phẩm là đối tượng được bảo hộ bởi quyền tác giả. Do vậy, để xác định đối tượng đang xem xét có được bảo hộ bởi tác giả hay không thì một định nghĩa đầy đủ và chính xác về “tác phẩm” là rất quan trọng. Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) định nghĩa tác phẩm như sau: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.

Với định nghĩa nêu trên trong Luật sở hữu trí tuệ 2009, chúng tôi đồng tình với quan điểm của Th.s Nguyễn Trọng Luận như sau:

“ Định nghĩa này chưa làm nổi bật những dấu hiệu then chốt, quan trọng để một sản phẩm sáng tạo được coi là tác phẩm. Thứ nhất, tác phẩm chính là sản phẩm sáng tạo “tinh thần” của con người. Pháp luật sở hữu trí tuệ Pháp[iii] sử dụng thuật ngữ “tác phẩm tinh thần”[iv] để nhấn mạnh các tác phẩm được bảo hộ bởi quyền tác giả. Tác phẩm tinh thần có thể được hiểu như một sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệ, phi vật chất được thực hiện trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học của con người. Như vậy, sản phẩm trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học muốn được xem là tác phẩm thì trước hết đó phải là sự sáng tạo về mặt tinh thần của con người thông qua quá trình lao động trí tuệ. Thứ hai, tác phẩm muốn được pháp luật bảo hộ thì phải thể hiện được “dấu ấn cá nhân” của tác giả trong tác phẩm. Thật vậy, tác phẩm chính là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua lăng kính chủ quan của tác giả. Do đó, tác phẩm phải là sản phẩm sáng tạo riêng có của cá nhân tác giả, phải thể hiện “màu sắc” riêng của tác giả, do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình. Tòa án Pháp luôn chú trọng đến yếu tố này khi đánh giá một tác phẩm có được bảo hộ hay không. Trong pháp luật Pháp, thuật ngữ “tính nguyên gốc” (l’originalité) thường được sử dụng để nói đến “dấu ấn cá nhân của tác giả” trong tác phẩm được bảo hộ.

Về đặc điểm được “thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào” trong định nghĩa tác phẩm tại khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), có quan điểm cho rằng nên sửa đổi lại thành “thể hiện bằng một hình thức vật chất nhất định” để phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6; đồng thời để tránh gây hiểu nhầm rằng khoản 7 Điều 4 xác định tác phẩm được bảo hộ dù cho nó được thể hiện dưới bất kỳ dạng nào, hình thức nào chứ không nhất thiết phải định hình dưới một hình thức vật chất và như vậy là mâu thuẫn với khoản 1 Điều 6. Tuy nhiên, theo quan điểm chúng tôi thì cách hiểu này là không đúng. Thứ nhất, quy định của khoản 7 Điều 4 là phù hợp với quy định về tác phẩm trong Công ước Berne năm 1886. Khoản 1 Điều 2 Công ước này xác định: “Tác phẩm văn học và nghệ thuật bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào”. Thứ hai, tác phẩm là sáng tạo có thể được thể hiện bằng hai hình thức: hình thức vật chất (như trên giấy, trên các chất liệu tương tự, trên gỗ, trên ổ đĩa, trên các phương tiện kỹ thuật số) hoặc hình thức phi vật chất (như lời nói). Nhưng chỉ những tác phẩm nào được định hình dưới một hình thức vật chất mới được pháp luật Việt Nam bảo hộ[viii]. Còn những tác phẩm được thể hiện bằng hình thức phi vật chất (như bài giảng, bài nói, bài phát biểu) muốn được pháp luật bảo hộ thì phải được định hình bằng một hình thức vật chất nhất định. Như vậy, khoản 7 Điều 4 (định nghĩa tác phẩm) và khoản 1 Điều 6 (xác định căn cứ để tác phẩm được bảo hộ) không mâu  thuẫn nhau.

Những lập luận trên của Th.s Nguyễn Trọng Luận, luật sư hoàn toàn đồng tình với định nghĩa tác phẩm như sau: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo tinh thần, mang tính nguyên gốc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.’’

Bài viết trên là ý kiến cá nhân trong quá trình thực tiễn và nghiên cứu pháp luật. Mong quý độc giả đóng góp ý kiến trao đổi.

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất