CÁCH TRA CỨU NHÃN HIỆU MỚI NHẤT

CÁCH TRA CỨU NHÃN HIỆU MỚI NHẤT

Trước khi đăng kí nhãn hiệu, việc tra cứu là bước vô cùng quan trọng để khẳng định Nhãn hiệu có đăng kí được hay không đăng kí được. Vậy tra cứu nhãn hiệu ở đâu? Đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Trả lời cho thắc mắc của quý khách hàng về việc “Tra cứu đăng ký nhãn hiệu”, Luật Hùng Phúc sẽ hướng dẫn quý khách hàng tiến hành việc tra cứu sơ bộ và tự đánh giá về nhãn hiệu của mình như sau:

Tại sao phải tiến hàng tra cứu nhãn hiệu?

Tra cứu nhãn hiệu/logo/thương hiệu giúp quý khách hàng có thể xác định được khả năng đăng kí nhãn hiệu. Tránh trường hợp nhãn hiệu trùng/tương tự không có khả năng đăng kí sẽ mất thời gian, chi phí đợi kết quả của Cục Sở hữu trí tuệ.

Các bước tra cứu đăng ký nhãn hiệu

Việc tra cứu này sẽ thực hiện trực tuyến trên trang tra cứu công khai của Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đường link sau đây:

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

Khi truy cập đường link nêu trên sẽ hiện ra các nội dung từ trái sang phải cụ thể: Trường tra cứu; Biểu thức và Ví dụ.

– Đối với trường tra cứu:

Khách hàng có thể chọn 1 trường hoặc nhiều trường cùng lúc để ra kết quả theo ý muốn. Tuy nhiên, khi chọn quá nhiều trường có thể sẽ làm công cụ tìm kiếm bị loãng, khó ra kết quả chính xác cao

Ví dụ: Trường thứ 1: Nhãn hiệu tìm kiếm; Trường thứ 2 sẽ là: Nhóm SP/DV; ngoài ra có thể thêm trường về Ngày nộp đơn nếu muốn tìm nhãn hiệu cụ thể.

Nếu quý khách hàng muốn tra cứu khả năng đăng ký phần chữ của nhãn hiệu có thể chọn hai trường là: Nhãn hiệu tìm kiếm và Nhóm SP/DV.

Nếu quý khách hàng muốn tra cứu phần hình chọn trường phân loại hình và trường ngày nộp để chia nhỏ hiển thị. Vì mỗi lần hiển thị nhãn hiệu tìm kiếm chỉ được 1.000 bản ghi.

– Đối với trường biểu thức:

Đây là cách thể hiện từ khóa tìm kiếm, phân loại hình hoặc ngày tìm kiếm tương ứng với từng trường.

Với mỗi trường sẽ tương ứng với các biểu thức khác nhau mới có thể cho ra kết quả chính xác. Đối với việc tìm kiếm nhãn hiệu biểu thức có thể thể hiện từ khóa như sau: “ABC” *ABC* “A?C” “A*C”.

Vì khi tìm kiếm nhãn hiệu đối chứng không chỉ là trùng hoàn toàn mà phải tìm kiếm nhãn hiệu tương tự. Cho nên việc đặt các dấu là để tìm kiếm những nhãn hiệu tương tự gần giống với nhãn hiệu gốc.

Đối với trường tra cứu phân loại hình quý khách hàng phải dựa vào bảng phân loại các yếu tố hình nhãn hiệu của thỏa ước Vienna được đăng tải trên website của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong bảng phân loại có 29 nhóm; 144 phân nhóm và 1.667 phần, khi điền vào biểu thức của trường phân loại hình sẽ là mã số phần của bảng phân loại để tra cứu.

– Đối với phần ví dụ:

Các nội dung đối với trường này sẽ giúp người dùng hiểu khi truy cập vào trang tra cứu với những hướng dẫn cụ thể:

-Tên nhãn hiệu: *Nước mắm*

– Nhóm sản phẩm: 29

– Phân loại hình: 26.01

-Tên sản phẩm dịch vụ: *Nước mắm*

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu nhanh nhất. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc vui lòng liên hệ qua số điện thoại Hotline 0984624444 hoặc email phapluatdoanhnghiepso1@gmail.comđể được hướng dẫn chi tiết.

phapluatdoanhnghiep.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.