Cần làm gì khi bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo?

Luật Hùng Phúc 67 lượt xem Hình sự

Hiện nay, trong thời đại công nghệ viễn thông phát triển, việc sử dụng hình ảnh của người khác với mục đích lừa đảo diễn ra phổ biển và khó có thể lường trước. Vậy trong trường hợp này, người bị sử dụng hình ảnh để lừa đảo cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định pháp luật. Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Cần làm gì khi bị sử dụng hình ảnh để lừa đảo?

Mặc dù quyền hình ảnh của cá nhân được pháp luật bảo vệ nhưng thực tế có không ít hành vi lợi dụng việc sử dụng hình ảnh của người khác để lừa đảo. Tuy nhiên, về cơ bản, các đối tượng sẽ mạo danh là người bị hại và thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, có thể việc lừa đảo chỉ là một số tiền nhỏ như nhờ nạp thẻ điện thoại hoặc có thể lợi dụng sức ảnh hưởng, uy tín của người đó để thực hiện các hành vi lừa đảo với số tiền vô cùng lớn.

Khi gặp phải trường hợp như trên, người bị hại có thể nộp đơn tố giác trực tiếp hoặc thông qua điện thoại đến cơ quan công an.

– Nộp đơn tố giác trực tiếp:

  • Cho cơ quan công an cấp xã nơi cư trú hoặc nếu biết cụ thể người sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo ở đâu thì có thể gửi trực tiếp đơn tố giác tội phạm đến cơ quan cấp xã nơi người này đang cư trú để cơ quan này tiếp nhận hồ sơ, xác minh sơ bộ và chuyển cho cơ quan điều tra.
  • Cho cơ quan công an cấp huyện nơi cư trú để được giải quyết kịp thời.

– Thông báo qua đường dây nóng của cơ quan công an: Nạn nhân có thể gửi trực tiếp đến đường dây nóng 113 và trang Facebook của công an TP. Hà Nội tại địa chỉ https://www.facebook.com/ConganThuDo hoặc đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao số điện thoại 069.219.4053.

Ngoài ra, có thể báo tin tội phạm đến đường dây nóng của cơ quan công an các huyện thuộc tỉnh, thành phố trên cả nước. Để tra cứu số điện thoại đường dây nóng, độc giả có thể truy cập vào trực tiếp website của công an tỉnh các địa phương đó.

Cần làm gì khi bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo?
Cần làm gì khi bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo?

2. Tự ý dùng hình ảnh của người khác để lừa đảo bị xử lý như thế nào?

Tuỳ vào mức độ vi phạm, người sử dụng hình ảnh người khác để lừa đảo có thể sẽ bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

2.1 Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu sử dụng trái phép hình ảnh của người khác để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (dùng thủ đoạn gian dối…) mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu dùng thủ đoạn để buộc người khác đưa tiền, tài sản thì có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.

2.2 Chịu trách nhiệm hình sự

Nếu hành vi dùng hình ảnh người khác để lừa đảo đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì có thể sẽ bị đi tù đến tù chung thân theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, hỗ trợ liên quan đến pháp luật Hình sự vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.