CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VĨNH PHÚC

Lượt xem: 824

Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều lý do mà chủ đầu tư quyết định chuyển nhượng lại dự án đầu tư của mình. Đặc biệt, trong xu hướng hiện nay, việc luân chuyển các dự án đầu tư được diễn ra phổ biến và thường xuyên hơn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ được các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp về thủ tục này. Vì vậy, đễ hỗ trợ khách hàng, Văn phòng luật sư Hùng Phúc xin đưa ra các phân tích chi tiết về quy trình, thủ tục “Chuyển nhượng dự án đầu tư tại Vĩnh Phúc”.

CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VĨNH PHÚC

1. Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

Theo quy định tại Điều 45 Luật đầu tư năm 2014, Nhà đầu tư chỉ được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư khi đáp ứng các điều kiện:

a) Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật đầu tư năm 2015;
b) Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
c) Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
d) Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

2. Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như sau:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
  • Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
  • Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Lưu ý: Đối với những tài liệu bằng tiếng nước ngoài, doanh nghiệp cần phải dịch công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi là “Ban quản lý”) nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;

Bước 3: Nhận kết quả điều chỉnh Dự án đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

3. Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư đối với các dự án hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư và thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.

Đối với trường hợp này, chủ đầu tư vẫn thực hiện nộp 4 bộ hồ sơ như mục 2 nhưng quy trình giải quyết hồ sơ được thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan liên quan có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.

Như vậy, tổng thời gian giải quyết là 28 ngày làm việc.

4. Chuyển nhượng dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ như mục 2 tới Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, quy trình giải quyết như sau:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan liên quan có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
  • Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo, Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư (nếu có).
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.

Tổng thời gian thực hiện là 47 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.

5. Chuyển nhượng dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác

Đối với dự án đầu tư này thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này nhưng vẫn phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo mục 2 Bài viết này.

Trước khi chuyển nhượng dự án, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ các vấn đề về tài chính, nhân sự, pháp lý và các điểm trọng yếu khác của dự án đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo việc chuyển nhượng có hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, các nhà đầu tư thường sử dụng đơn vị tư vấn luật với các luật sư có chuyên môn, kinh nghiệm để thẩm định các vấn đề pháp lý, đồng thời hỗ trợ về thủ tục, quy trình chuyển nhượng cho doanh nghiệp. Về lĩnh vực này, Văn phòng luật sư Hùng Phúc đã xây dựng được đội ngũ luật sư, chuyên viên có chuyên môn, trình độ cao. Các dịch vụ pháp lý chúng tôi cung cấp bao gồm:

  1. Tư vấn pháp luật về điều kiện, quy trình thực hiện việc chuyển nhượng Dự án đầu tư;
  2. Thẩm định các giấy tờ pháp lý của dự án, các tài sản hữu hình, vô hình, giấy phép, hợp đồng, thẩm định về thuế, các tranh chấp của công ty …
  3. Soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng và toàn bộ các tài liện có liên quan đến quá trình chuyển nhượng quyền dự án;
  4. Hỗ trợ, cố vấn, đại diện theo ủy quyền cho khách hàng đàm phán, thương lượng chuyển nhượng dự án;
  5. Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Văn phòng luật sư Hùng Phúc về quy trình, thủ tục “Chuyển nhượng dự án đầu tư tại Vĩnh Phúc”. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0979.80.1111 hoặc email vplshungphuc@gmail.com.

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm