Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao

Luật Hùng Phúc 58 lượt xem Sở hữu trí tuệ

Công nghệ được nhà nước khuyến khích chuyển giao bao gồm những công nghệ nào? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Công nghệ được nhà nước khuyến khích chuyển giao

Căn cứ quy định tại khoản Điều 9 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có nội dung như sau:

  • Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
  • Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;
  • Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
  • Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
  • Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
  • Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
  • Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
  • Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
  • Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế – xã hội cao;
  • Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
  • Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.
  • Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này hiện có ở Việt Nam trừ công nghệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, khoản 2 Điều 10 của Luật này; công nghệ sử dụng nguyên liệu là sản phẩm, bán sản phẩm, vật tư sản xuất trong nước được khuyến khích chuyển giao ra nước ngoài.

Theo đó, căn cứ vào các yếu tố trên, cơ quan có thẩm quyền lựa chọn và ban hành Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao tại Việt Nam.

Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao
Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao

2. Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao được quy định bao gồm những công nghệ nào?

Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao hiện nay được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP có nội dung bao gồm:

– Các công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghê cao.

– Công nghê khuyến khích khác:

+ Công nghệ chế tạo thiết bị quang điện tử hồng ngoại.

+ Công nghệ chế tạo các thiết bị đo, cảm biến chính xác kỹ thuật số.

+ Công nghệ chế tạo ăng ten mảng pha.

+ Công nghệ mã hóa, xác thực, đo lường sinh trắc học, đo lường tâm lý học.

+ Công nghệ nhận dạng giọng nói.

+ Công nghệ ứng dụng mạng nơron trong xử lý các dạng tín hiệu.

+ Công nghệ viễn thám, lidar, hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ các ngành, lĩnh vực.

+ Công nghệ tính toán, xử lý song song ứng dụng trong ngân hàng.

+ Công nghệ sản xuất màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ (OLED, AMOLED), màn hình đi-ốt phát quang (LED) và các màn hình tương tác.

+ Công nghệ sử dụng vật liệu biomass hiệu năng cao.

3. Chính sách của nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ

Căn cứ Điều 3 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, có quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm:

– Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ; phát triển thị trường khoa học và công nghệ, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâm; nâng cao trình độ, tiềm lực công nghệ quốc gia nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển nhanh và bền vững kinh tế – xã hội.

– Đa dạng hóa hình thức, phương thức chuyển giao công nghệ; khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nhiều nguồn khác nhau.

– Ưu tiên chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực, công nghệ phục vụ quốc phòng, an ninh từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước; bố trí nguồn lực đầu tư cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn;

– Hỗ trợ ý tưởng công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ, liên kết giữa tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất; chú trọng thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…

– Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào Việt Nam; khuyến khích chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài; thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong nước; chú trọng lan tỏa công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước;..

– Ngăn chặn, loại bỏ công nghệ lạc hậu, công nghệ ảnh hưởng xấu đến kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, sức khỏe con người.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết. Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp lý doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ,… vui lòng liên hệ Hotline: 0982 466 166 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

 

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.