Đất nông nghiệp không thể canh tác có được bồi thường khi thu hồi?

Luật Hùng Phúc 93 lượt xem Đất đai

Thông thường khi Nhà nước thu hồi đất vì các mục đích phát triển kinh tế xã hội, người dân sẽ được bồi thường. Vậy đối với đất nông nghiệp không thể canh tác thì sao? Người dân có được bồi thường như các loại đất khác? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đất nông nghiệp không thể canh tác là đất như thế nào?

Đất canh tác hay còn được gọi là đất nông nghiệp. Đây được xem là một trong những nguồn lực chính trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, chiếm diện tích lớn ở nước ta.

Đất canh tác bao gồm đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nông nghiệp khác.

Hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là “đất không thể canh tác” nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì đất không thể canh tác là những diện tích đất nông nghiệp không đảm bảo các điều kiện tự nhiên cần thiết để tiến hành sản xuất và trồng trọt.

2. Đất không thể canh tác có được bồi thường khi thu hồi?

Theo Điều 82 Luật Đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp không được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất như sau:

“1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.”

Đồng thời, Khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai năm 2013 có quy định:

“1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;

b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;

d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.”

Đồng thời khoản 1 Điều 75 luật đất đai 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp”

Như vậy, theo quy định trên thì với phần diện tích đất không thể canh tác vẫn sẽ được đền bù khi thu hồi, không phân biệt đất có thể canh tác hay đất không thể canh tác.

Khi nhà nước thu hồi, thửa đất cần đáp ứng đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định khi nhà nước thu hồi đất thì vẫn sẽ được đền bù.

Việc đền bù được quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đất đai như sau:

“Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi”.

Đất nông nghiệp không thể canh tác có được bồi thường khi thu hồi?
Đất nông nghiệp không thể canh tác có được bồi thường khi thu hồi?

3. Mức bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

Theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, việc tính mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được tính dựa trên giá đất cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai.

Như vậy, có thể thấy, mức bồi thường đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại không thể canh tác ở mỗi địa phương là khác nhau, tùy thuộc vào bảng giá đất cũng như giá đất cụ thể mà Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và ban hành.

Cũng căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013, khi Nhà nước thu hồi đất được nhận các khoản hỗ trợ sau:

“2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;

d) Hỗ trợ khác.”

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất thì ngoài những khoản được bồi thường người dân còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để làm đường nếu đáp ứng những điều kiện cụ thể của các khoản hỗ trợ:

  • Đối với hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất (căn cứ Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP);
  • Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (căn cứ Khoản 1 Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP);
  • Hỗ trợ khác (căn cứ Điều 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).

Như vậy, khi nhà nước thu hồi đất, ngoài việc được bồi thường bằng tiền thì người dân còn được hỗ các khoản chi phí khác: hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh để đảm bảo đời sống.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.