Định nghĩa bí mật kinh doanh và Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Luật Hùng Phúc 85 lượt xem Sở hữu trí tuệ, Tư vấn sở hữu trí tuệ

Bí mật kinh doanh đóng góp vai trò cốt yếu trong sự phát triển của một công ty. Hiện nay, điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh là một trong số những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vậy bí mật kinh doanh là gì và cần đáp ứng điều kiện gì để được bảo hộ.

Định nghĩa bí mật kinh doanh và Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh

1. Bí mật kinh doanh là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

2. Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Theo khoản 3 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Còn bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Bí mật kinh doanh mặc nhiên được bảo hộ, không cần phải đăng ký bảo hộ. Chỉ cần đáp ứng được 02 điều kiện:
– Có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh;
– Thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh.

Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định rõ các điều kiện cần có để bảo hộ bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp:
– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Đây là thành quả của quá trình đầu tư cả trí tuệ lẫn tài chính của chủ sở hữu;
– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Một trong những điều kiện quan trọng để bí mật kinh doanh được bảo hộ thì thông tin phải được tồn tại trong tình trạng bí mật. Bí mật được hiểu là những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác như mọi chi tiết của thông tin đó.

Một thông tin cũng được coi là có tính bí mật nếu như chỉ có một phạm vi hạn chế những người trực tiếp sử dụng thông tin đó trong doanh nghiệp biết được thông tin và có trách nhiệm giữ bí mật.
Bên cạnh đó, Luật sở hữu trí tuệ 2005 cũng quy định rõ về các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
– Bí mật về nhân thân;
– Bí mật về quản lý nhà nước;
– Bí mật về quốc phòng, an ninh;
– Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Việc sử dụng bí mật kinh doanh được thực hiện thông qua các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
– Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
– Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.