Doanh nghiệp có thể sử dụng NLĐ làm bất kỳ công việc nào muốn không?

Lượt xem: 575

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng suất lao động hoặc thay đổi bộ máy làm việc thì việc bố trí, thay đổi hoặc điều chuyển người lao động làm công việc khác với nội dung trong hợp đồng lao động là một việc diễn ra rất thường xuyên. Như vậy, câu hỏi đặt ra là người sử dụng lao động có quyền sử dụng người lao động làm bất kỳ việc nào phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp hay không?

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Trước hết, để xác lập một quan hệ lao động thì người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận trước với nhau thông qua hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động chính là cơ sở để xác lập một mối quan hệ lao động. Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 19 Bộ luật lao động 2012 về nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động thì “Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.”

Như vậy, trước khi giao kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin về công việc cũng như các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. Theo đó công việc mà người lao động phải làm đã được thoả thuận cụ thể trong hợp đồng lao động. Việc người sử dụng lao động sử dụng người lao động làm công việc khác trong nội dung đã thoả thuận thì về cơ bản là không được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động vẫn có quyền sử dụng người lao động làm công việc khác cụ thể là theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012:

“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

=> Tóm lại, đối với một số trường hợp đặc biệt doanh nghiệp sử dụng người lao động làm công việc khác so với công việc được ghi trong hợp đồng lao động hoàn toàn được pháp luật cho phép. Theo đó, để việc này diễn ra đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện sau:

– Thời gian điều chuyển không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động;

– Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc;

– Nếu tiền lương công việc cũ cao hơn tiền lương công việc mới thì phải giữ nguyên mức tiền lương cũ trong 30 ngày làm việc;

– Mức tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm