Hạn mức giao đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân

Lượt xem: 274

Nhà nước quy định hạn mức giao đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Vậy, hạn mức giao đất rừng sản xuất được quy định thế nào?

1. Hạn mức giao đất rừng sản xuất mới nhất là bao nhiêu?

Đất rừng sản xuất là một trong các loại đất thuộc vào nhóm đất nông nghiệp (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013). Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013, quy định hạn mức giao đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân là không quá 30ha.

Ngoài ra, trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao là không quá 25ha căn cứ theo khoản 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013.

2. Có được giao đất cho người không có hộ khẩu tại địa phương?

Theo khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định dưới đây:

– Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định dùng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang hình thức thuê đất.

– Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dùng cho mục đích thực hiện dự án đầu tư trồng rừng.

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất rừng sản xuất theo quy định trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng các loại cây lâu năm.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai 2013 quy định: Tổ chức quản lý rừng phòng hộ thực hiện giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình và cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ và phát triển rừng; UBND cấp huyện giao đất ở và đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

Hiện nay, pháp luật không có quy định hạn chế việc chỉ được giao đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách kinh tế – xã hội tại từng địa phương, có thể có những quy định cá biệt cụ thể yêu cầu cá nhân đó phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương mới được giao đất rừng. Do vậy, các bạn nên tham khảo quy định tại địa phương đó xem có bị hạn chế hay không.
Hạn mức giao đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân
Hạn mức giao đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân

3. Điều kiện để hộ gia đình được giao đất rừng sản xuất là rừng trồng?

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, các hộ gia đình để được giao đất rừng sản xuất là rừng trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp có nguồn gốc từ Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng; hoặc do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; hoặc đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

– Hộ gia đình có ít nhất một thành viên trong hộ không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đã nghỉ hưu; nghỉ do mất sức lao động; hoặc thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.

– Hộ gia đình có nguồn thu nhập thường xuyên từ việc sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng là đất nông nghiệp có nguồn gốc từ Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng; hoặc do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; hoặc đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, kể cả không có thu nhập thường xuyên mà vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, dịch bệnh hoặc hoả hoạn.

– Nếu thuộc trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo Điều 54 Luật Đất đai 2013, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lúa của hộ gia đình thì chỉ cần căn cứ theo quy định: Có ít nhất một thành viên trong hộ không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đã nghỉ hưu; nghỉ do mất sức lao động; hoặc thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.

Như vậy, nếu hộ gia đình đáp ứng các điều kiện trên thì sẽ được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng.

4. Có được chuyển nhượng đất rừng sản xuất?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013, quy định các quyền của người sử dụng đất như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;”

Mặt khác, tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, theo đó chuyển nhượng đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Do đó, chủ sử dụng hoàn toàn có quyền chuyển nhượng đất rừng sản xuất nếu đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm