KOL, KOC quảng cáo sai sự thật bị xử phạt như thế nào?

Lượt xem: 763

Hiện nay việc các nhãn hàng quảng cáo sản phẩm, thương hiệu qua các cá nhân nổi tiếng, có ảnh hưởng tới người tiêu dùng như KOL, KOC rất phổ biến. Điều này cũng dẫn đến một số hệ lụy như người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để quảng cáo những sản phẩm kém chất lượng, sai sự thật. Hành vi này bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. KOL, KOC là gì?

1.1. Định nghĩa KOL

KOL (Key Opinion Leader), được hiểu là người có sức ảnh hưởng đến cộng động mạng vì hiểu biết hoặc có chuyên môn về một lĩnh vực nhất định nào đó. Thông qua hiểu biết của mình, Kols đã nhận được sự yêu thích và tin tưởng từ nhiều người.

Hiện nay, tại Việt Nam, Kols là người có sức ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực và đóng nhiều vai trò trong cuộc sống, có thể là ca sĩ, MC hoặc người có lượng theo dõi cao trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok…

Thông qua sự nổi tiếng và độ tin tưởng của người hâm mộ, nhiều nhãn hàng đã mời Kols để quảng cáo cho các sản phẩm của mình nhằm kết nối và đưa đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

1.2. Định nghĩa KOC

KOC (Key Opinion Consumer) là khái niệm được hình thành dựa trên hoạt động cơ bản của KOLs và người có sức ảnh hưởng (influencers). Đó là đưa ra nhận xét, cảm nhận về một sản phẩm nhằm giúp định hướng trải nghiệm và hành vi của người tiêu dùng.

Mặc dù hầu hết KOC đều có xuất phát điểm với ít hoặc hầu như không có lượng người theo dõi nhất định, họ lại là chìa khóa để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng. Nếu KOL đảm bảo độ phủ của thương hiệu thì KOC có nhiệm vụ đưa ra những đánh giá chân thực nhất về sản phẩm.

KOC đại diện cho sự cân nhắc chung của người tiêu dùng hàng ngày đối với sản phẩm. Giá trị chính của chúng nằm ở tính tương đối và độ tin cậy. KOCs là những người thử nghiệm sản phẩm, đưa ra các ý kiến và đề xuất trung thực về các sản phẩm nói trên.

KOL, KOC quảng cáo sai sự thật bị xử phạt như thế nào?
KOL, KOC quảng cáo sai sự thật bị xử phạt như thế nào?

2. KOL, KOC quảng cáo sai sự thật bị xử lý như thế nào?

2.1. Quảng cáo sai sự thật là gì?

Quảng cáo sai sự thật là cụm từ được giải thích chi tiết tại khoản 7 Điều 109 Luật Thương mại về các loại quảng cáo thương mại bị cấm:

“7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.”

Đồng thời, hành vi quảng cáo không đúng/khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc về chất lượng, số lượng, công dụng, kiểu dáng… cũng là một trong những hành vi bị cấm trong quảng cáo được nêu tại khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012.

Như vậy, có thể thấy, KOL, KOC quảng cáo sai sự thật là việc người nổi tiếng, lợi dụng sự nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của mình để quảng cáo các sản phẩm sai hoặc gây nhầm lẫn về công dụng, kiểu dáng… của sản phẩm bất kỳ.

2.2. Quảng cáo sai sự thật bị xử phạt như thế nào?

Khi vi phạm các điều cấm trong hoạt động quảng cáo trong đó có quảng cáo sai sự thật, KOLs có thể sẽ phải bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP với các mức phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng: Quảng cáo có sử dụng một số từ không có tài liệu hợp pháp để chứng minh như các từ: Nhất, duy nhất, số một, tốt nhất…

– Phạt tiền 60 – 80 triệu đồng và buộc cải chính thông tin: Quảng cáo không đúng/gây nhầm lẫn về số lượng, giá, công dụng, chất lượng, bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, thời hạn bảo hành hoặc khả năng kinh doanh, cung cấp sản phẩm, hành hóa, dịch vụ…

Ngoài ra, người vi phạm còn bị và tước quyền sử dụng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 – 07 tháng; quyền sử dụng giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 – 24 tháng và buộc tháo gỡ, xóa/thu hồi, tháo dỡ quảng cáo sai sự thật nêu trên.

Lưu ý: Đây là mức phạt tiền áp dụng với cá nhân. Nếu tổ chức vi phạm thì sẽ chịu phạt mức tiền gấp hai lần số tiền nêu trên và tương đương mức phạt tiền cao nhất áp dụng với tổ chức là 160 triệu đồng.

3. Trường hợp nào quảng cáo sai sự thật bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, nghiêm trọng hơn, Kols quảng cáo sai sự thật có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự mới nhất đang có hiệu lực. Cụ thể:

“Điều 197. Tội quảng cáo gian dối

Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo quy định này, KOLs quảng cáo gian dối có thể bị:

– Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Đã bị phạt hành chính/bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về tội này mà tiếp tục vi phạm.

– Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, cấm hành nghề/làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Như vậy, có thể thấy, quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt hành chính đến 80 triệu đồng (nếu là cá nhân) hoặc 160 triệu đồng (nếu là tổ chức) hoặc nặng hơn có thể bị phạt tù đến 05 năm.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm