Phân biệt Bảo hiểm thương mại và BHXH

Lượt xem: 4094

B8b2317ddd8020de7991

 

Tiêu chí Bảo hiểm xã hội bắt buộc Bảo hiểm thương mại
Luật điều chỉnh – Luật bảo hiểm xã hội 2014 – Luật kinh doanh Bảo hiểm 2000

– Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi 2010.

– Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ

Mục đích Phi lợi nhuận nhằm mục đích an sinh xã hội Kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận
– Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của Người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

– BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

 – Là các hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi Doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Đối tượng thụ hưởng Người lao động hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ điều kiện BHXH theo quy định của pháp luật. Người tham gia hoặc người được chỉ định có ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Đối tượng tham gia Người lao động, người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH 2014 Các cá nhân, tổ chức trong xã hội
Các chế độ bảo hiểm Tử tuất, ốm đau, hưu trí, thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. – Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.

– Bảo hiểm sức khỏe: bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật.

– Bảo hiểm nhân thọ: sinh kì, tử kì,…

Mức đóng bảo hiểm Mức đóng của người lao động tùy từng đối tượng mà căn cứ vào tiền lương đóng BHXH của người lao động Dựa trên phạm vi bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm (do thỏa thuận giữa hai bên) ngoài ra còn dựa trên cơ sở xác suất xảy ra của đối tượng bảo hiểm.
Chủ thể chi trả Bảo hiểm xã hội Việt Nam Doanh nghiệp bảo hiểm
Phạm vi hoạt động Gói gọn trong sự nghiệp an sinh xã hội, điều chỉnh trực tiếp đến người lao động và các thân nhân, thậm trí đối với cả người không phải là ruột thịt nhưng có liên hệ chặt chẽ theo quy định của pháp luật và chỉ diễn ra trong từng quốc gia. Trải rộng xuyên quốc gia, kinh doanh có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội như giao thông, ngân hàng,…bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm