PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Lượt xem: 1240

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản ước định) là chế định không còn xa lạ trong hệ thống pháp luật hôn nhân đình của nhiều nước trên thế giới. Trong khuân khổ bài viết dưới đây, Luật sư xin chia sẻ về việc “ Phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ”.

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

            Quyền tài sản là gì? Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Hiện nay, tài sản chung của vợ chồng được định nghĩa tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình. Theo đó:

–           Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 sau:

            “Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

  1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.”

–           Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung là như nhau.

–           Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

–           Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

–           Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Căn cứ theo quy định trên và hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP, một số khái niệm được hiểu và giải thích như sau:

–           Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm: Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.

–           Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

–           Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng gồm: Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

            Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành

Xuất phát từ việc lựa chọn chế độ tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi chia tài sản chung, vợ chồng có thể lựa chọn việc phân chia theo các cách sau đây:

–           Thỏa thuận phân chia tài sản chung;

–           Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng được quy định:

–           Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp việc phân chia tài sản chung ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình, lợi ích hợp pháp của các con và để trốn tránh các nghĩa vụ như: nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ thuế với nhà nước,…nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được về việc phân chia tài sản chung thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

–           Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Đây là một nội dung quan trọng cần được lưu ý. Bởi lẽ, việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân không còn tránh xa lạ. Tuy nhiên để đảm bảo việc phân chia tài sản là phù hợp theo quy định pháp luật và có hiệu lực thì nên công chứng.

–           Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được phân chia tài sản và có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng được giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

            Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

–           Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm cụ thể có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

–           Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

–           Trong trường hợp Tòa án phân chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

–           Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

            Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

–           Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

–           Thỏa thuận của vợ chồng không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

            Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

–           Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

–           Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

–           Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

–           Trong trường hợp việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm