So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Luật Hùng Phúc 95 lượt xem Sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau. Cùng Luật Hùng Phúc phân biệt hai loại quyền này qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Khái niệm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được quy định chi tiết trong Luật Sở hữu trí tuệ đang có hiệu lực. Theo đó, hai định nghĩa này được quy định như sau:

– Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật 2009: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

– Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật 2009: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Có thể thấy, hai quyền này đều hướng đến bảo hộ các đối tượng do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Từ định nghĩa, hoàn toàn có thể thấy được sự khác nhau rõ rệt giữa hai loại quyền này của cá nhân, tổ chức.

So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

2. So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

2.1. Giống nhau

Nhìn từ định nghĩa về hai khái niệm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cùng có những điểm chung như sau:

– Đều được quy định và bảo hộ tại Luật Sở hữu trí tuệ.

– Hai quyền này đều bảo hộ các đối tượng do chính tác giả, chủ sở hữu sáng tạo ra hoặc sở hữu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

– Nếu bất cứ ai có hành vi vi pham đến quyền này đều sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

2.2. Khác nhau

Tiêu chí Quyền tác giả Quyền sở hữu công nghiệp
Đối tượng Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học – Sáng chế.

– Kiểu dáng công nghiệp.

– Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

– Bí mật kinh doanh.

– Nhãn hiệu.

– Tên thương mại.

– Chỉ dẫn địa lý.

 

Hình thức – Bảo hộ hình thức.

– Không phân biệt nội dung, chất lượng, ngôn ngữ, đã hay chưa công bố, đăng ký hay chưa đăng ký.

 

Bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo, uy tín thương mại.

 

Thời hạn – Hết cuộc đời tác giả.

– 50, 60, 70 năm sau khi tác giả qua đời.

– Vô thời hạn một số quyền nhân thân: Đặt tên, đứng tên, nêu tên thật…

– Không được gia hạn.

 

– Nhãn hiệu: 10 năm.

– Sáng chế: 20 năm.

– Kiểu dáng công nghiệp: 05 năm.

– Có thể gia hạn trừ chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn.

 

Bắt buộc phải có văn bằng bảo hộ không? – Không bắt buộc.

 

– Không cần văn bằng bảo hộ.

– Không cần văn bằng bảo hộ: Bí mật kinh doanh và tên thương mại.

 

– Cần văn bằng bảo hộ: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu…

Thời điểm xác lập Từ khi được sáng tạo, thể hiện. – Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý: Tính theo quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

 

– Tên thương mại: Thời điểm sử dụng hợp pháp tên thương mại.

 

– Bí mật kinh doanh: Từ thời điểm có được bí mật kinh doanh hợp pháp, thực hiện bảo mật.

Thẩm định             Thẩm định hình thức. Thẩm định cả hình thức, nội dung.
Phạm vi – Trên lãnh thổ Việt Nam, các nước thuộc Công ướng Bern.

 

– Bảo hộ trước việc sao chép trái phép, quyền nhân thân, tài sản của tác phẩm.

 

– Hết thời gian bảo hộ, bản quyền thuộc về công chúng, được sử dụng, khai thác tự do, không mất phí, không phải xin phép.

– Nội dung như ý tưởng, uy tín thương mại đã đăng ký theo văn bằng bảo hộ.

 

– Trên lãnh thổ Việt Nam.

 

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.