THỪA KẾ KHI KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI VĨNH PHÚC

Thừa kế là một trong những chủ đề được rất nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên, việc thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn sẽ được xử lý thế nào? Để giải đáp thắc mắc này mời Quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Thừa kế là gì? Quy định về thừa kế?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Tư vấn pháp luật thừa kế tại Vĩnh Phúc

2. Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn

Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn là khi một bên vợ hoặc chồng chết để lại di sản, tuy nhiên, giữa vợ chồng chưa có đăng ký kết hôn. Như vậy, vấn đề băn khoăn là nếu chưa có đăng ký kết hôn thì người vợ hoặc chồng còn sống có được quyền thừa kế hay không?

Để giải quyết vấn đề này, tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã quy định:

+ Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế.

+ Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp sau ngày 01/01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước và có tranh chấp về thừa kế thì trong khi chưa có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuỳ từng trường hợp mà Toà án xử lý như sau:

– Nếu chưa thụ lý vụ án thì không thụ lý;

– Nếu đã thụ lý vụ án và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Như vậy, trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/1/1987 thì người vợ, chồng còn sống sẽ được hưởng một phần di sản thừa kế của người chết để lại theo hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015: “….Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” (Trường hợp phân chia di sản theo pháp luật).

Còn đối với trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ sau ngày 03/1/1987 đến ngày 01/01/2001 mà đến trước ngày 01/01/2003 mà không có đăng ký kết hôn thì khi xảy ra tranh chấp về thừa kế, Tòa án sẽ không thụ lý vụ án hoặc nếu đã thụ lý vụ án thì sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Có thể thấy tính chất phức tạp trong các vụ án về tranh chấp thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế không phải cá nhân nào cũng nắm rõ và áp dụng đúng quy định pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế, dẫn đến các trường hợp phân chia di sản thừa kế không đúng, hết thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế,… Do đó, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình Quý khách hàng cần tìm hiểu thật sâu vấn đề mình đang gặp phải hoặc có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chu đáo nhất.

Xem thêm:

———
————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
📍 Địa chỉ: 89 Trần Phú, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
📞 Call – Zalo: 0979 80 1111
☎️ Hotline: 0211 388 1588
📧 Gmail: vplshungphuc@gmail.com

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.