NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CẦN LÀM GÌ ĐỂ CƯ TRÚ VÀ LÀM VIỆC HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM?

Lượt xem: 1312

Mẫu Giấy bảo lãnh người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

Theo thống kê, tính đến đầu năm 2020, cả nước ta có khoảng 17.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động và có xu hướng tăng mạnh. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp FDI là số lượng nhà đầu tư/lao động  nước ngoài cũng tăng nhanh. Bất kỳ người nước ngoài nào làm việc và sinh sống tại Việt Nam đều phải thực hiện các thủ tục về visa, giấy phép lao động và thẻ tạm trú.

Tuy nhiên, do các văn bản pháp luật của Việt Nam tương đối phức tạp nên không chỉ người nước ngoài mà kể cả doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài cũng gặp nhiều rắc rối liên quan đến các thủ tục trên của người lao động. Trong phạm vi bài viết này, VPLS Hùng Phúc xin đưa ra các phân tích chi tiết về các thủ tục mà người lao động nước ngoài cần làm khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

  1. Xin cấp Visa/Thị thực làm việc vào Việt Nam.

Thị thực hay còn được gọi là Visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Đối với nhà đầu tư/người lao động nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam, Visa phải có ký hiệu ĐT, DN hoặc LĐ. Tuy nhiên đối với Visa ký hiệu ĐT phải đáp ứng điều kiện là có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận góp vốn hoặc mua cổ phần, visa ký hiệu LĐ phải có Giấy phép lao động. Vì vậy, người nước ngoài dự kiến vào Việt Nam để đầu tư hoặc làm việc nên xin Visa ký hiệu DN.

Vậy Visa ký hiệu DN là visa gì?

Visa DN hay còn gọi là  Bussiness Visa được cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam. Thông thường, đây là các đối tác của doanh nghiệp Việt Nam. Mục đích vào Việt Nam để trao đổi thông tin, ký kết hợp đồng, bàn bạc chiến lược hợp tác kinh doanh. Cũng giống như các loại visa khác, người nước ngoài có thể lựa chọn giá trị visa một lần hoặc nhiều lần, thời hạn của visa nhưng không quá 12 tháng.

Quy trình xin cấp Visa DN được thực hiện như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam:

Bước 2: Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ tiếp nhận hồ sơ, chấp thuận bằng việc gửi lại Công văn nhập cảnh cho doanh nghiệp. Trường hợp không chấp thuận thì sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Người lao động nước ngoài thực hiện xin visa DN tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cửa khẩu sân bay quốc tế.

Hồ sơ xin cấp Visa DN bao gồm:

  • Mẫu NA16 đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Mẫu NA2;
  • Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất bằng thời hạn xin cấp Visa;

Thời gian cấp: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ

Lệ phí cấp Visa:

Stt Nội dung Mức thu
1 Cấp thị thực có giá trị một lần 25 USD/chiếc
2 Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:
a Loại có giá trị đến 03 tháng 50 USD/chiếc
b Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng 95 USD/chiếc
c Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm 135 USD/chiếc

 

Lưu ý: Không xin Visa DL ở bước này

Thông thường, người nước ngoài thường xin Visa ký hiệu DL tại bước này do đây là loại visa du lịch, cấp cho người nước ngoài đi du lịch nên điều kiện xin cấp rất dễ dàng. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người lao động nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định Visa không được chuyển đổi. Do vậy, sau khi vào Việt Nam với visa DL, người lao động muốn xin thẻ tạm trú để lao động, làm việc thì phải xuất cảnh khỏi Việt Nam và vào lại với visa DN.

  1. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận góp vốn, mua cổ phần.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không phải xin quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư / Ban quản lý khu công nghiệp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Không mất phí

Trường hợp người lao động đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần tại doanh nghiệp đã được thành lập ở Việt Nam thì được thực hiện theo quy trình tại https://luathungphuc.vn/nhung-hinh-thuc-va-dieu-kien-de-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-gop-von-vao-cong-ty-viet-nam/

  1. Xin cấp Giấy phép lao động

Giấy phép lao động là gì?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm giấy phép lao động. Tuy nhiên, tổng hợp từ các văn bản pháp luật, chúng ta có thể hiểu Giấy phép lao động là văn bản của cơ quan Nhà nước Việt Nam cấp cho người lao động để làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên Giấy phép lao động thể hiện các thông tin bao gồm: Họ và tên người lao động, ngày tháng năm sinh, Quốc tịch và hộ chiếu, Trình độ chuyên môn, Cơ quan người lao động đang làm việc, Vị trí công việc, Thời hạn giấy phép lao động, ảnh người lao động.

Thời hạn của Giấy phép lao động?

Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật lao động và được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 11/2011/2016/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

  • Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
  • Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
  • Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
  • Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
  • Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Quy trình xin cấp giấy phép lao động:

Để xin giấy phép lao động, người lao động phải thực hiện hai bước:

  • Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài;
  • Bước 2: Xin Giấy phép lao động;

Chi tiết quy trình xin cấp giấy phép lao động tại đây https://phapluatdoanhnghiep.vn/thu-tuc-xin-cap-giay-phep-lao-dong/

Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài được miễn giấy phép lao động. Tuy nhiên, Nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải thực hiện các thủ tục xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và xin miễn Giấy phép lao động.

  1. Thủ tục xin cấp Thẻ tạm trú

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực (Trích Khoản 13 Điều 3 Luật xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014).

Quy trình xin cấp Thẻ tạm trú:

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp Thẻ tạm trú tại Phòng 1 cửa của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an thuộc 1 trong 3 địa chỉ sau:
  • Cục quản lý xuất nhập cảnh Thành phố Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Cục quản lý xuất nhập cảnh Thành phố Hồ Chí Minh: số 254 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cục quản lý xuất nhập cảnh Thành phố Đà Nẵng: số 7 đường Trần Quý Cáp, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
  • Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả là Thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú là giấy tờ có giá trị thay thế Visa, khi hết thời hạn Thẻ tạm trú, người lao động được xem xét cấp mới.

Hồ sơ cấp Thẻ tạm trú bao gồm:

  • Bản sao chứng thực Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh như: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh theo mẫu NA16 kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA;
  • Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài theo mẫu NA6 kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA;
  • Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA8 kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA;
  • Hộ chiếu bản gốc còn thời hạn tối thiểu là 13 tháng;
  • Bản sao chứng thực Giấy phép lao động còn thời hạn;
  • 02 ảnh kích thước 2*3, ảnh chụp phông nền trắng, không đeo kính, chụp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày xin cấp Thẻ tạm trú;

Lệ phí cấp Thẻ tạm trú được quy định tại Thông tư số 219/2016/TT-BTC:


STT
Tên lệ phí Mức thu
1 Có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm 145 USD/thẻ
2 Có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm 155 USD/thẻ
3 Đối với người nước ngoài được Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhiều lần ký hiệu LĐ, ĐT thời hạn trên 01 năm 5 USD/thẻ

 

Trên đây là chi tiết toàn bộ các thủ tục mà nhà đầu tư/người lao động nước ngoài phải đáp ứng khi làm việc và sinh sống tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng, với các phân tích tại bài viết này, Quý Khách hàng có thể hiểu và vận dụng quy định pháp luật để xin visa, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép lao động,  thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÙNG PHÚC CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN BAO GỒM:

  1. Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Giấy phép thành lập doanh nghiệp, các Giấy phép hoạt động (nếu có);
  2. Thủ tục xin Giấy phép lao động, Giấy xác nhận miễn Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài;
  3. Thủ tục xin Visa, Thẻ tạm trú cho người lao động, nhà đầu tư nước ngoài;
  4. Các thủ tục khác như: xin cấp Lý lịch tư pháp, Hộ chiếu….

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0979.80.1111 hoặc email vplshungphuc@gmail.com.

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất