TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO THÌ THỎA THUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG BỊ VÔ HIỆU ?

Lượt xem: 851

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là bước tiến mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tôn trọng quyền tự thỏa thuận của vợ chồng trước khi kết hôn. Tuy nhiên các thỏa thuận phải trong khuân khổ pháp luật cho phép nếu không sẽ bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ.

TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO THÌ THỎA THUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG BỊ VÔ HIỆU ?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất, không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Trường hợp thứ hai, vi phạm một trong các quy định sau:

– Vi phạm quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng:

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

+ Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

+ Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

– Vi phạm nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của vợ chồng:

+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

+ Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

– Giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi duy nhất của vợ chồng:

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

– Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng:

+ Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.

+ Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

Trường hợp thứ ba, nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Xem thêm:

Luật Hùng Phúc với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng. Để được hỗ trợ một cách kịp thời và nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

📍 Địa chỉ: Văn phòng Luật sư Hùng Phúc, số 89 Trần Phú, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

📞 Call – Zalo: 0979 80 1111

☎️ Hotline: 0211 388 1588

📧 Gmail: vplshungphuc@gmail.com

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm