Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024

Luật Hùng Phúc 34 lượt xem Biểu mẫu

Hiện nay, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuất hiện tràn lan để lại hậu quả nặng nề cho nhiều gia đình, cá nhân và tổ chức. Nếu không may mắn rơi vào hoàn cảnh này, người dân cần phải làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Dưới đây là mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản và một số lưu ý khi viết đơn.

1. Ai có quyền tố cáo lừa đảo theo quy định của pháp luật hình sự?

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13, quy định về bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, theo đó:

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm của cơ quan, người tiến hành tố tụng hoặc bất kỳ người nào thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời và đúng pháp luật.

Đồng thời, Điều 478 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, ai cũng có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật nếu có căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2. Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Tải về

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024

3. Một số lưu ý khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần lưu ý một số điều sau:

– Mô tả cụ thể vụ việc: Mô tả chi tiết về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra, cung cấp thông tin về người, tổ chức lừa đảo này và bất kỳ chi tiết nào khác để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết, điều tra về vụ việc.

– Cung cấp các bằng chứng chứng minh: Liệt kê tất cả bằng chứng thu thập được để chứng minh hành vi lừa đảo đó, như: hoá đơn, hợp đồng, video, hình ảnh,…-

– Nêu rõ thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin cá nhân của bạn (tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc,…) để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết bạn là người gửi đơn tố cáo và liên hệ để yêu cầu cung cấp thêm thông tin, trao đổi trong quá trình giải quyết vụ việc.

– Sự chính xác, minh bạch: Cần đảm bảo rằng mọi thông tin bạn cung cấp trong đơn tố cáo là chính xác, minh bạch, tránh đưa các thông tin sai lệch và không chính xác làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc.

– Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuyên nghiệp: Đơn tố cáo cần sử dụng những từ ngữ lịch sự, chuyên nghiệp, tránh sử dụng những từ ngữ không phù hợp, không đúng chuẩn mực làm giảm hiệu quả của việc tố cáo.

– Gửi đúng địa chỉ nhận đơn tố cáo: Người dân cần gửi đơn tố cáo đến địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, nếu không chắc chắn có thể tham khảo các thông tin chính thức hoặc liên hệ cơ quan thẩm quyền để tìm hiểu.

4. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo Điều 28 Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, trình tự giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện qua 4 bước như sau:

Bước 1: Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo.

Bước 2: Người giải quyết tố cáo tiền hành xác minh nội dung tố cáo hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp/cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo.

Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp để thu thập tài liệu, thông tin làm rõ nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu được thu thập phải ghi chép thành văn bản, lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.

Kết thúc việc xác minh, người được giao xác minh tố cáo phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo kết quả xác minh và kiến nghị xử lý.

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo: Dựa vào nội dung tố cáo, giải trình của người tố cáo và kết quả xác minh tố cáo,… người giải quyết tố cáo ban hành kết luận của nội dung tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo: Người giải quyết tố cáo dựa vào kết luận nội dung tố cáo để thực hiện:

– Nếu kết luận người bị tố cáo không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo vi phạm sai sự thật.

– Nếu kết luận người bị tố cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cho cơ quan, tổ chức thẩm quyền xử lý theo quy định.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.